STRESS NHIỆT TRÊN HEO

Lợn nhạy cảm hơn với nhiệt so với các động vật khác vì vậy trong thời gian nắng nóng, điều quan trọng là phải tìm cách giảm stress nhiệt. Bài viết này từ một nghiên cứu của Mỹ và vạch ra những bước bạn có thể thực hiện để giảm thiểu stress nhiệt ở lợn.

Các kiểu gen lợn hiện đại ngày nay tạo ra nhiệt nhiều hơn đáng kể so với những giống heo trước kia.Một đánh giá về nhiệt và độ ẩm của Brown-Brandl et al. (2003) cho rằng các dòng di truyền mới của lợn tạo ra nhiệt độ cao hơn gần 20% so với các giống của chúng vào đầu những năm 1980. Xu hướng này nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong những năm qua kể từ khi đánh giá này được thực hiện và sản lượng nhiệt có thể tăng thêm 10% nữa.

Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ một số công cụ hữu ích để xác định khi nào lợn bị stress nhiệt và cũng đưa ra các khuyến nghị để giảm thiểu tổn thất sản xuất do stress nhiệt.

Tại sao lợn lại nhạy cảm với stress nhiệt?

Hầu hết động vật có thể truyền nhiệt bên trong ra bên ngoài cơ thể bằng cách đổ mồ hôi và thở hổn hển – đây là hai công cụ quan trọng nhất để duy trì thân nhiệt và hình thành hệ thống làm mát bay hơi sẵn có của chúng.

Tuy nhiên, lợn không đổ mồ hôi và có phổi tương đối nhỏ. Do những hạn chế sinh lý và chất béo dưới da tương đối dày của chúng, heo dễ bị stress nhiệt. Hai triệu chứng rõ ràng được quan sát thấy khi lợn tiếp xúc với stress nhiệt là tăng tỷ lệ hô hấp và chán ăn. Sau đó làm giảm sản xuất nhiệt nội bộ. Nếu stress nhiệt tiếp tục, lợn bắt đầu uống quá nhiều nước (tăng lượng chất điện giải) và tích tụ các axit sinh ra trong cơ thể (gây mất cân bằng acid / bazơ). Điều này cuối cùng có thể dẫn đến tiêu chảy hoặc tử vong trong những trường hợp nặng.

Nghiên cứu hiện tại nói gì về stress nhiệt?

Một ấn phẩm của Pearce et al. (2013) đã kiểm tra những gì đã xảy ra với cấu trúc đường ruột khi lợn tiếp xúc với stress nhiệt. Nghiên cứu cho thấy rằng việc tiếp xúc với 35°C trong 24 giờ đã làm hỏng đáng kể chức năng phòng thủ đường ruột và cũng làm tăng nồng độ nội độc tố trong huyết tương. Các tác giả giải thích rằng khi lợn tiếp xúc với stress nhiệt (thậm chí từ 2 đến 6 giờ), hệ thống phòng thủ đường ruột của chúng bị tổn hại đáng kể và điều này tạo cơ hội nhiễm vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập cơ thể dễ dàng hơn. Do đó, stress nhiệt có thể gây nhiễm trùng thứ phát nếu điều kiện vệ sinh kém.

Hậu quả của stress nhiệt đối với hoạt động của heo

Lợn lớn hơn dễ bị stress nhiệt và giảm hiệu suất tăng trưởng lớn hơn so với lợn nhỏ hơn.

Hình 1 cho thấy mức độ mất hiệu suất tăng trưởng ở lợn 25, 50 và 75 kg khi nhiệt độ môi trường tăng từ 14°C đến 35°C. Mức tăng trung bình hàng ngày (ADG) bắt đầu giảm khi lợn 75kg  tiếp xúc với nhiệt độ trên 23°C, trong khi đối với lợn 25kg, ADG bắt đầu giảm khi tiếp xúc với nhiệt độ trên 27°C.

Hình 2 cho thấy nhiệt độ tới hạn ở các trọng lượng cơ thể khác nhau – thông tin này có thể được sử dụng như một chỉ số cho việc quản lý nhiệt độ của các trại khác nhau ở các nhóm tuổi khác nhau của lợn.

Hình 1: Ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đến mức tăng trọng trung bình hàng ngày của heo
Hình 2: Trọng lượng cơ thể ảnh hưởng đến nhiệt độ tới hạn, lượng ăn trung bình/ngày (ADFI) và tăng trọng bình quân/ ngày (ADG)

Ở nhiệt độ và độ ẩm nào heo bị stress nhiệt?

Nhiệt độ xung quanh (cũng như độ ẩm) góp phần gây ra stress nhiệt và lợn thường phát triển stress nhiệt ở nhiệt độ thấp hơn nhiều khi độ ẩm cao. Đại học bang Iowa gần đây đã phát hành một biểu đồ chỉ số căng thẳng nhiệt (Hình 3) có thể được sử dụng như một công cụ quyết định để thực hiện các chiến lược quản lý để giảm stress nhiệt. Biểu đồ cho thấy độ ẩm trung bình 30% kết hợp với nhiệt độ cao hơn 28°C sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe đường ruột và hiệu suất của heo.

Hình 3: Biểu đồ Stress nhiệt khi kết hợp nhiệt độ và độ ẩm tương đối để phân vùng cảnh báo, nguy hiểm và cấp cứu cho heo

Công cụ quản lý được đề xuất để giảm stress nhiệt.

  • Tăng thông gió và luồng không khí, thường xuyên kiểm tra để đảm bảo hệ thống làm mát đang hoạt động tốt (ví dụ làm mát phun).
  • Giảm mật độ thả nếu có thể.
  • Duy trì nhiệt độ nước uống càng thấp càng tốt (khoảng 10 ° C là lý tưởng nhưng khó đạt được).
  • Tránh cho ăn từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều (thời gian nóng nhất trong ngày).
  • Bổ sung chất điện giải và chất chống oxy hóa thông qua việc cung cấp nước.
  • Tăng mật độ năng lượng.
  • Giảm tối đa dư thừa axit amin thiết yếu và chất xơ (giảm quá trình lên men đường ruột và do đó sản sinh nhiệt).
  • Tăng khả năng chống oxy hóa thông qua chế độ ăn uống bằng cách bố sung E-Sel(Vitamin E & Selen) 0.5-1kg/Tấn và Diamond V XPC 1-2kg/Tấn.

Nguồn – : https://www.agric.wa.gov.au